Văn Quan

Huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn

Văn Quan là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.

Văn Quan
Huyện
Huyện Văn Quan
Một góc thị trấn Văn Quan
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhLạng Sơn
Huyện lỵThị trấn Văn Quan
Trụ sở UBNDPhố Đức Tâm I, thị trấn Văn Quan
Phân chia hành chính1 thị trấn, 16 xã
Thành lập1964[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°51′47″B 106°31′51″Đ / 21,86306°B 106,53083°Đ / 21.86306; 106.53083
MapBản đồ huyện Văn Quan
Văn Quan trên bản đồ Việt Nam
Văn Quan
Văn Quan
Vị trí huyện Văn Quan trên bản đồ Việt Nam
Diện tích550 km²[2]
Dân số (2019)
Tổng cộng54.202 người[2]
Mật độ99 người/km²
Khác
Mã hành chính184[3]
Biển số xe12-U1
Số điện thoại0205.3.830.018
Số fax0205.3.830.163
Websitevanquan.langson.gov.vn

Địa lýsửa

Huyện Văn Quan nằm ở trung tâm tỉnh Lạng Sơn, có vị trí địa lý:

Huyện Văn Quan có diện tích 550 km², dân số năm 2004 là 56.000 người. Dân số năm 2019 là 54.202 người.[2] Huyện lỵ là thị trấn Văn Quan nằm trên đường quốc lộ 1B, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 35 km về hướng tây, quốc lộ 279 theo hướng nam đi huyện Chi Lăng.

Hành chínhsửa

Huyện Văn Quan có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Văn Quan (huyện lỵ) và 16 xã: An Sơn, Bình Phúc, Điềm He, Đồng Giáp, Hòa Bình, Hữu Lễ, Khánh Khê, Liên Hội, Lương Năng, Tân Đoàn, Trấn Ninh, Tràng Các, Tràng Phái, Tri Lễ, Tú Xuyên, Yên Phúc.

Lịch sửsửa

Dưới thời nhà Lê, huyện Văn Quan có tên là châu Văn Lan thuộc phủ Trường Khánh, trấn Lạng Sơn. Đến đầu thời Nguyễn, châu Văn Lan được đổi thành châu Văn Quan.[4]

Năm 1831, trấn Lạng Sơn đổi thành tỉnh Lạng Sơn, Văn Quan lúc này là một trong 7 châu của tỉnh Lạng Sơn. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), châu Văn Quan được đổi thành huyện Văn Quan.[5][6]

Huyện Văn Quan có 9 tổng: Bình Gia, Cam Thủy, Chu Túc, Hội Hoan, Huân Phong, Mỹ Liệt, Phú Xá, Tú Xuyên, Uy Mãnh.[7]

Năm Thành Thái thứ 5 (1894), huyện Văn Quan bị giải thể, một phần đất đai lập ra châu Bình Gia và châu Bằng Mạc, phần còn lại được sáp nhập vào châu Văn Uyên.

Ngày 19 tháng 12 năm 1917, chính quyền thực dân Pháp thành lập châu Điềm He bao gồm phần đất của huyện Văn Quan đã nhập vào châu Văn Uyên trước kia, xã Nhân Lý thuộc châu Văn Uyên và tổng Tràng Quế của châu Ôn.[5]

Sau năm 1945, các châu Điềm He và Bằng Mạc được đổi thành các huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 16 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 177-CP[1]. Theo đó, tái lập huyện Văn Quan trên cơ sở hợp nhất huyện Điềm He và 6 xã: Yên Phúc, Bình Phúc, Tri Lễ, Hữu Lễ, Tú Xuyên, Lương Năng của huyện Bằng Mạc cũ.

Sau khi thành lập, huyện Văn Quan gồm 23 xã: Bình Phúc, Chu Túc, Đại An, Đồng Giáp, Hòa Bình, Hữu Lễ, Khánh Khê, Lương Năng, Phú Mỹ, Song Giang, Tân Đoàn, Trấn Ninh, Tràng Các, Tràng Phái, Tràng Sơn, Tri Lễ, Tú Xuyên, Văn An, Vân Mộng, Việt Yên, Vĩnh Lại, Xuân Mai và Yên Phúc.

Năm 1975, hợp nhất 2 tỉnh Cao BằngLạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng[8], huyện Văn Quan thuộc tỉnh Cao Lạng và đến ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Văn Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn vừa được tái lập.[9]

Ngày 30 tháng 1 năm 1985, thành lập thị trấn Văn Quan (thị trấn huyện lỵ huyện Văn Quan) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 2 xã: Xuân Mai và Đại An.[10]

Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[11]. Theo đó:

  • Sáp nhập 3 xã Phú Mỹ, Việt Yên và Vân Mộng thành xã Liên Hội
  • Sáp nhập 3 xã Chu Túc, Đại An và Tràng Sơn thành xã An Sơn
  • Giải thể 2 xã Vĩnh Lại và Xuân Mai
  • Sáp nhập xã Văn An, xã Song Giang và 3 thôn: Nảm Lải, Nà Bung, Nà Sùng thuộc xã Vĩnh Lại thành xã Điềm He
  • Sáp nhập 5 thôn: Cưởm Trên, Cưởm Dưới, Bản Dạ, Khòn Đon, Khòn Khẻ thuộc xã Xuân Mai vào xã Bình Phúc
  • Sáp nhập thôn Bản Coóng thuộc xã Xuân Mai và 2 thôn: Nà Lộc, Bản Bác thuộc xã Vĩnh Lại vào thị trấn Văn Quan.

Huyện Văn Quan có 1 thị trấn và 16 xã trực thuộc như hiện nay.

Chú thíchsửa

  1. ^ a b “Quyết định 177-CP năm 1964 về việc điều chỉnh địa giới của một số huyện thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái và Thanh Hóa do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
  2. ^ a b c Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Lạng Sơn” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Bùi Văn Vượng (2012). Tổng tập dư địa chí Việt Nam - tập 1. Nhà xuất bản Thanh Niên. tr. 672.
  5. ^ a b Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999). Địa chí tỉnh Lạng Sơn. Chính trị quốc gia. tr. 773.
  6. ^ “Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử”. Báo Lạng Sơn điện tử. 30 tháng 9 năm 2011.
  7. ^ Đồng Khánh địa dư chí.
  8. ^ “Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 27 tháng 12 năm 1975 về việc hợp nhất một số tỉnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2013.
  9. ^ “Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành”.
  10. ^ “Quyết định 22-HĐBT năm 1985 về việc thành lập thị trấn các huyện Bắc Sơn, Văn Quan thuộc tỉnh Lạng Sơn”.
  11. ^ “Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn”.

Tham khảosửa

  • Vietnam Administrative Atlas, Nhà xuất bản Bản Đồ 2004
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhPhilippe TroussierĐặc biệt:Tìm kiếmBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVõ Văn ThưởngChiến dịch Điện Biên PhủĐài Truyền hình Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamAdolf HitlerChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPark Hang-seoViệt NamGoogle DịchĐế quốc AkkadCleopatra VIINhà HánTrạm cứu hộ trái timHồ Chí MinhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandYouTubeLionel MessiFacebookGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Phạm Minh ChínhĐức quốc xãTô LâmNguyễn Phú TrọngGiải bóng đá Ngoại hạng AnhVương Đình HuệNguyễn Quang Hải (sinh 1997)Võ Nguyên GiápJustin BieberHoa KỳLiên XôVõ Thị Ánh XuânMai HoàngDNADừaVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁVirginiaMai Tiến Dũng (chính khách)VirusThụy SĩẤm lên toàn cầuVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcLê Thánh TôngTikTokPhim khiêu dâmLịch sử Việt NamLễ Phục SinhNhà TốngVịnh Hạ LongChristian de CastriesBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamRomelu LukakuFC BarcelonaI'll-ItHà NộiThành phố Hồ Chí MinhLiên đoàn bóng đá Việt NamVelizar PopovChiến tranh thế giới thứ haiVõ Thị SáuAreumĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhThể loại:Lỗi CS1: tham số thừaHà LanGoogleÚcMinh MạngMai (phim)UkrainaTrung QuốcGiải vô địch bóng đá thế giới 2018Chủ nghĩa tư bảnYTrần Hưng ĐạoPhan Văn GiangBỉPhápĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách Chủ tịch nước Việt NamKim Ji-won (diễn viên)Quần đảo Hoàng SaDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtKylian MbappéTrương Thị MaiNguyễn DuBạo lực học đườngBộ Công an (Việt Nam)Nguyễn TrãiNguyễn Văn NênCubaThủ dâmVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcĐế quốc BrasilHoàng Thị Thúy Lan