Trận Yển Thành

Nhạc Phi đại phá quân Kim

Trận Yển Thành (giản thể: 郾城之战; phồn thể: 郾城之戰) diễn ra vào năm 1140 tại khu vực nằm gần địa cấp thị Tháp Hà, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ngày nay giữa quân đội nhà Tống và quân đội nhà Kim. Dù bị áp đảo hoàn toàn về số lượng, quân Tống dưới sự chỉ huy của Nhạc Phi vẫn giành thắng lợi trước người Kim.

Trận Yển Thành
Một phần của Chiến tranh Kim-Tống

Bản đồ chiến tranh Kim-Tống. Lưu ý là lúc này Hoàng Hà đang chảy về phía nam nhập vào Hoài Hà đổ ra biển, chứ không phải là đổ ra ở phía bắc Sơn Đông như ngày nay.
Thời gian1140
Địa điểm
Hà Nam, Trung Quốc
Kết quảThắng lợi quyết định của quân Tống
Tham chiến
Nhà KimNhà Tống
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoàn Nhan Ngột TruậtNhạc Phi
Nhạc Vân
Lực lượng
Tổng cộng: 100.000 bộ binh và 15.000 kỵ binh "Thiết phù đồ" và kỵ binh hỗ trợ[1]500 kỵ binh tinh nhụê và quân hỗ trợ[2]

Bối cảnhsửa

Tháng 5 năm 1140 tức năm Thiệu Hưng thứ 10 đời Tống Cao Tông, tứ hoàng tử của Kim Thái TổHoàn Nhan Tông Bật (còn gọi là Ngột Truật) thống lĩnh quân Kim ồ ạt nam hạ, đe dọa nước Tống từ mọi phía. Quân Kim nhanh chóng chiếm Thiểm Tây, Hà Nam và đe dọa Hoài Nam. Cao Tông hốt hoảng, bất đắc dĩ phải hạ lệnh Nhạc Phi đang chịu tang mẹ ở quê đem quân chống cự. Nhạc Phi được tin, liền dẫn quân từ Ngạc Châu, Hà Bắc đến Trung Nguyên để ngăn chặn quân Kim. Tống sử, mục "Nhạc Phi liệt truyện" có chép: "Quân Kim công phá và vây hãm Củng, Bạc [a] khiến tướng Lưu Kĩ phải cấp báo với triều đình yêu cầu cứu viện. Nhạc Phi phụng chỉ tiếp viện, lại sai Trương Hiến, Diêu Chính dẫn quân đi trước để đối phó với tình hình. Nhạc Phi sau đó đã điều Vương Quý, Ngưu Cao, Đổng Tiên, Dương Tái Hưng, Mạnh Bang Kiệt và Lí Bảo cùng một số người khác bảo vệ Tây Kinh và cũng như các nơi trọng điểm như Nhữ Châu, Trịnh Châu, Dĩnh Xương, Trần Châu, Tào Châu, Quang Châu và Thái Châu."

Quân Kim đánh Hoài Nam thì bất ngờ thất bại trước "Bát tự quân" do Lưu Kỹ chỉ huy ở phủ Thuận Xương, khiến Ngột Truật phải lùi về Đông Kinh (Khai Phong). Cao Tông được tin thắng trận, liền lập tức đổi ý, liền hạ lệnh Nhạc Phi rút quân về.[3] Cho rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua để phá quân Kim, Nhạc Phi vẫn tiếp tục đưa quân đến Trung Nguyên, đặt đại bản doanh ở Yển Thành để chỉ huy. Tiếp đó, Nhạc Phi sai người liên hệ với thủ lĩnh nghĩa quân ở Hà Bắc là Lương Hưng, yêu cầu lãnh đạo nghĩa quân quấy rối hậu phương quân Kim ở Hà Đông, Hà Bắc.

Tình hình chiến sựsửa

Nhạc gia quân từ Hồ Bắc đến Hà Nam, mấy trận liền liên tục phá được quân Kim. Các cánh quân Tống nhanh chóng chiếm giữ các vị trí trọng điểm là Dĩnh Xương, Hoài Ninh và thu phục Trịnh Châu và Tây Kinh (nay là Lạc Dương, Hà Nam). Nhạc Phi hạ lệnh cho Lương Hưng cùng một số người khác vượt sông Hoàng Hà gia nhập nghĩa quân ở Hà Đông, Hà Bắc chiếm được nhiều châu huyện quấy rối hậu phương quân Kim.

Biết được Nhạc gia quân đang phân tán khắp nơi nên tại bộ chỉ huy ở Yển Thành của Nhạc Phi chỉ có rất ít quân phòng thủ. Vào ngày 21 tháng 8 năm 1140 (tức mồng 8 tháng 7 âm lịch), Ngột Truật đã đích Long Hổ Đại Vương và Cái Thiên Đại Vương dẫn gần 12 vạn đại quân bao gồm 15.000 kỵ binh thiện chiến cùng 100.000 bộ binh ý định đánh thẳng vào Yển Thành. Nhạc Phi biết được liền hạ lệnh hai đội kỵ binh tinh nhuệ Bối Ngôi và Du Dịch của Nhạc Gia quân làm tiên phong ứng chiến quân Kim. Nhạc Phi nói với Nhạc Vân:

"Trận này nếu đánh không thắng thì tự chặt đầu trước khi về."

Nhạc Vân dẫn hai đội kỵ binh tinh nhuệ đánh cho quân Kim thua tan tác. Ngột Truật bị thua liền dùng "Thiết phù đồ" trang bị thiết giáp cực nặng để tiến công. "Thiết phù đồ" là đội ky binh tinh nhuệ của người Kim, cứ mỗi tốp 3 người ngựa lại được dùng dây da nối lại với nhau. Trang bị khôi giáp cực nặng nên lực lượng kỵ binh này nên đội kỵ binh này thường được dùng để tấn công trực diện. Đi kèm hai bên "Thiết phù đồ" là 2 đội khinh kỵ, gọi là "Quải tử mã" (ngựa bên sườn). Nhạc Phi nhắm được điểm yếu của kỵ binh người Kim,[4] liền hạ lệnh cho các binh sĩ mang theo búa, đợi đến khi ngựa phi lại gần thì quỳ xuống dùng búa chặt chân ngựa.[5] Ngựa bị ngã xuống, thì quân Tống xông lên giết được vô số quân "Thiết phù đồ". Hai bên giao chiến từ chiều đến khi trời tối, quân Kim thất thế buộc Ngột Truật phải rút lui.

Sau cuộc chiến Yển Thành, Ngột Truật đồn trú Lâm Dĩnh, ý đồ tiếp tục cùng Nhạc Phi quyết chiến. Nhạc Phi cử Dương Tái Hưng suất 300 khinh kỵ đến cầu Tiểu Thương trinh sát, bị quân Kim chủ lực vây quanh, Dương Tái Hưng cùng các binh sĩ và hai con trai dốc sức chiến đấu, tiêu diệt được hơn 2.000 lính Kim, riêng ông được cho là đích thân tiêu diệt được hơn 50 người, trong đó có nhiều tướng Kim. Quân Kim tập trung bắn loạn tiễn khiến Dương Tái Hưng bị trúng tên, cùng 300 binh sĩ tuẫn tiết. Tướng Tống Trương Hiến ở phía sau đưa quân đến ứng cứu, đánh tan quân Kim, khiến Ngột Truật phải rút lui.

Sau những thất bại liên tiếp, Ngột Truật chưa cam tâm chịu thua, đổi hướng sang phủ Dĩnh Xương.[b] Đoán trước được hành động tiếp theo của kẻ thù, Nhạc Phi đã ra lệnh cho con nuôi là Nhạc Vân dẫn đội Kỵ binh Bối Ngôi cùng với bộ binh hỗ trợ đến ứng cứu cho Vương Quý. Tại trận Dĩnh Xương tiếp đó, nhà Tống lại một lần nữa dành thắng lợi khiến toàn bộ đội quân của Ngột Truật bị xóa sổ.

Nhạc Phi triển khai quân đội tái chiếm Trịnh ChâuLạc Dương gặt hái được vô số thắng lợi và tiến tới tận Chu Tiên trấn (20 km về phía nam của Khai Phong ngày nay). Dân chúng khắp nơi hân hoan phấn khởi nhiệt liệt hưởng ứng khi nghe tin Nhạc Phi đại thắng. Nhiều người dùng xe chở lương đến uý lạo Nhạc Gia quân, có người còn bưng bát hương ra đón Nhạc Phi. Trước cảnh tượng này, Nhạc Phi phấn khích hét lớn: "Đợi đến khi mọi người phá được Hoàng Long phủ[c] sẽ cùng moi người uống rượu mừng."[6] Theo sử ghi lại, trong trận này Nhạc Gia quân đã bắt được hơn 200 con ngựa và chém được vô số quân địch.[7][8]

Cao Tông nhận được tin báo thì tỏ ra hân hoan và thốt lên: "Nếu ta làm suy yếu sức lực và khiến quân địch kiệt sức thì ta sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội để tiêu diệt chúng, nếu chúng có ý đồ nào khác thì ta cần hiểu và nắm bắt được ý đồ của chúng."[9] Nhạc Phi tiến quân đến Chu Tiên trấn, mặt đối mặt với quân địch, sau một trận thì phá được quân Kim. Ngột Truật buộc phải rút lui về Khai Phong. Sau trận này, binh lính người Kim khiếp đảm ngơ ngác khóc rằng "Núi [lớn] dễ lay, Nhạc Gia quân khó chuyển." [d][10]

Thiệu Hưng hoà nghịsửa

Tống Cao Tông lúc bấy giờ bị gian thần Tần Cối thao túng. Ngột Truật lúc này còn muốn bỏ Biện Kinh, đại nghiệp khôi phục Trung Nguyên của Nhạc Phi đã sắp thành thì bị Tần Cối ngăn cản. Cối mê hoặc được Cao Tông, xúi dục Cao Tông ra lệnh cho Nhạc Phi rút quân. Nhạc Phi được lệnh, liền dâng sớ tâu là "quân Kim hiện nay tinh thần đã suy sụp, còn quân ta sĩ khí đang lên cao, thắng lợi đang ở trước mắt không nên bỏ lỡ cơ hội". Tần Cối nhận được sớ từ Nhạc Phi, liền dùng thủ đoạn hạ lệnh Hàn Thế Trung, Lưu Kĩ, Dương Nghi Trung đồng loạt rút quân về triều, khiến Nhạc Phi bị cô lập. Xong Tần Cối tâu với Cao Tông rằng quân đội Nhạc Phi ở Trung Nguyên nay chỉ còn là một toán cô quân khó mà làm được gì không nên để tiếp tục ở lại đó. Cao Tông sai sứ triệu Nhạc Phi về, Nhạc Phi không muốn đi. Cao Tông phát liên tiếp 12 đạo kim bài thúc giục Nhạc Phi về nhanh.[11] Nhạc Phi không còn cách khác, đành nuốt nước mắt nói:

"Công lao mười năm, mất trong một buổi! Châu quận giành được, mất trong một buổi sáng. Giang sơn xã tắc, khó mà trung hưng. Càn khôn khó mà khôi phục".[12]

Sau trận này, Cao Tông phong cho Hàn Thế Trung, Trương Tuấn là Khu mật sứ, Nhạc Phi phó sứ, Dương Nghi Trung là Khai phủ nghi đồng tam ti, đổi tên là Dương Tồn Trung[13], nhưng thực ra sự bố trí ấy là nhằm tước bỏ binh quyền của chư tướng. Tần Cối sau khi đã đoạt binh quyền của Nhạc Phi, liền sai sứ sang nghị hoà với người Kim.

Tháng 11 năm 1141, triều Kim gửi phái đoàn đến Lâm An đưa ra điều kiện giảng hòa. Kết quả là Tống-Kim kí kết hòa ước:[14][15] Đông từ Hoàng Thủy, Tây đến Thương châu lấy làm biên giới, bắc của Kim, nam thuộc Tống, Tống chủ nhận sắc phong, xưng thần với vua Kim, hằng năm cống 250.000 lạng bạc, 250.000 tấm lụa. Sử gọi đây là "Thiệu Phong hòa nghị".[16]

Ghi chúsửa

  1. ^ 亳, nay là tỉnh An Huy
  2. ^ 颍昌府; tức thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam ngày nay
  3. ^ 黄龙府, gần huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm ngày nay
  4. ^ Nguyên văn: 撼山易,撼岳家军难 - Hám sơn dịch, hám Nhạc gia quân nan

Tham khảosửa

  1. ^ Yong Tong (2012). “Yangchen, Battle of”. Trong Xiaobing Li (biên tập). China at War: An Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 511.
  2. ^ Tang, C S (2013). The Mysterious Power of Xingyi Quan A Complete Guide to History, Weapons and Fighting Skills. London: Jessica Kingsley Publishers. tr. 53. ISBN 9780857011152. or with five hundred tattered riders he annihilated fifteen thousand Jin cavalry at Yancheng
  3. ^ Tống sử, quyển 29 – "Cao Tông Bản kỷ"
  4. ^ Deng (邓), Guangming (广铭) (2010). The Deng Guangming Political and Historical Collection (邓广铭治史丛稿) (bằng tiếng Trung). Beijing University Publishing (北京大学出版社). ISBN 978-7-301-17128-8.
  5. ^ “Chronology of Yue Fei's Life (岳飞年谱)” (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010. "初八日已酉,大破金宗弼(兀术)拐子马于郾城。")
  6. ^ Ngạc Quốc Kim đà biên, quyển 4
  7. ^ Ngạc Quốc Kim đà biên, quyển 15
  8. ^ Tong 2012, tr. 511.
  9. ^ (Author unknown) Analysis of Yue Fei’s assistance to Shunchang (顺昌) in the 10th Year of Emperor Gazong’s Shaoxing Era (绍兴十年岳飞援顺昌行实辨析).
  10. ^ “撼山易撼岳家军难”. Baike Baidu. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  11. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 123.
  12. ^ 中國不可無岳飛. 遠流出版. 2011. tr. 297. ISBN 9573267616. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 124.
  14. ^ Mote 2003, tr. 307.
  15. ^ Robert Hymes (2000). John Stewart Bowman (biên tập). Columbia Chronologies of Asian History and Culture. Columbia University Press. tr. 34. ISBN 978-0-231-11004-4.
  16. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 125.

Tham khảosửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhPhilippe TroussierĐặc biệt:Tìm kiếmBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVõ Văn ThưởngChiến dịch Điện Biên PhủĐài Truyền hình Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamAdolf HitlerChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPark Hang-seoViệt NamGoogle DịchĐế quốc AkkadCleopatra VIINhà HánTrạm cứu hộ trái timHồ Chí MinhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandYouTubeLionel MessiFacebookGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Phạm Minh ChínhĐức quốc xãTô LâmNguyễn Phú TrọngGiải bóng đá Ngoại hạng AnhVương Đình HuệNguyễn Quang Hải (sinh 1997)Võ Nguyên GiápJustin BieberHoa KỳLiên XôVõ Thị Ánh XuânMai HoàngDNADừaVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁVirginiaMai Tiến Dũng (chính khách)VirusThụy SĩẤm lên toàn cầuVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcLê Thánh TôngTikTokPhim khiêu dâmLịch sử Việt NamLễ Phục SinhNhà TốngVịnh Hạ LongChristian de CastriesBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamRomelu LukakuFC BarcelonaI'll-ItHà NộiThành phố Hồ Chí MinhLiên đoàn bóng đá Việt NamVelizar PopovChiến tranh thế giới thứ haiVõ Thị SáuAreumĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhThể loại:Lỗi CS1: tham số thừaHà LanGoogleÚcMinh MạngMai (phim)UkrainaTrung QuốcGiải vô địch bóng đá thế giới 2018Chủ nghĩa tư bảnYTrần Hưng ĐạoPhan Văn GiangBỉPhápĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách Chủ tịch nước Việt NamKim Ji-won (diễn viên)Quần đảo Hoàng SaDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtKylian MbappéTrương Thị MaiNguyễn DuBạo lực học đườngBộ Công an (Việt Nam)Nguyễn TrãiNguyễn Văn NênCubaThủ dâmVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcĐế quốc BrasilHoàng Thị Thúy Lan