Tankōbon

Tankōbon (hay cũng được gọi là tankobon, tankoban, kanji: 単行本, phiên âm Hán Việt: đơn hành bản), là một thuật ngữ Nhật Bản dùng để nói về một quyển sách có nội dung hoàn chỉnh, và quyển sách này không phải là một phần của một xê-ri sách nhiều tập. Có thể hiểu nôm na "tankōbon" là "sách một tập". Tuy nhiên, mỗi tập trong các series truyện manga Nhật Bản cũng được gọi là đơn hành bản, dù việc này trái ngược hoàn toàn với định nghĩa trên.[1][2].

Đơn hành bản không bao gồm văn khố bản (文庫版, bunkoban), tân thư (新書, shinsho, ám chỉ các sách chuyên viết về các kiến thức khoa học), hay khổ sách cực lớn mukku (ムック, chứa rất nhiều hình ảnh).

Đơn hành bản, nói chung, thật ra cũng đa dạng về kích thước. Nó có thể là một cuốn sách nhỏ xíu khổ đậu bản (豆本, mamehon) hay một cuốn sách cỡ Folio 12 x 19 inch. Tuy nhiên, kích thước cỡ "tankobon" ngành đóng sách ở Anh, Mỹ thường là cỡ Quarto hay Octavo.

Đơn hành bản trong mangasửa

Một đơn hành bản của Nhật (ví dụ như Love Hina, bên trái) thường có khổ nhỏ hơn đơn hành bản tiếng Anh (Genshiken, bên phải).

Thông thường, các bộ manga thường được xuất bản trong các tạp chí truyện tranh hàng tuần (khổ bằng với một cuốn danh bạ điện thoại) hoặc các hợp tuyển truyện tranh hàng tháng ở Nhật (Afternoon, Shonen Jump, hay Hana to Yume). Các tạp chí hay hợp tuyển này thường dày hàng trăm trang và mỗi cuốn chứa hàng tá chương truyện của nhiều bộ manga khác nhau. Chất lượng giấy in phải nói là không được tốt (vì nhà xuất bản muốn cắt giảm chi phí), và các tạp chí này thường có dạng "đọc một lần rồi thôi". Sau một thời gian đăng trên các tạp chí, các chương truyện của cùng một bộ được tập hợp lại trong các đơn hành bản bìa mềm với chất lượng giấy in tốt hơn.

Trong tiếng Anh, một đơn hành bản được gọi là graphic novel (tiểu thuyết có minh họa) hay trade paperback (sách bìa mềm), mặc dù các thuật ngữ gốc như tankoban, tankobon,... vẫn được dùng rộng rãi, nhất là trên mạng internet. Ngoài ra, các fan manga Nhật Bản còn gọi các đơn hành bản là komikkusu (コミックス), cách phiên âm kiểu Nhật của từ tiếng Anh comics[3].

Cũng trong tiếng Anh, cái tên "tankōbon" còn được dùng để ám chỉ một loại khổ sách bìa mềm bên Mỹ (cỡ 13 × 18 cm hay 5 x 7 inch, trong khi đó khổ sách truyền thống ở Mỹ là 18 × 25 cm hay 7 x 10 inch). Trong tiếng Anh, khổ sách này còn được gọi là digest format hay digest size (cỡ tập san). Hiện nay, khổ sách "tankōbon" đã bắt đầu phổ biến ở thị trường truyện tranh Mỹ, với một số tác phẩm truyện tranh nổi tiếng đã bắt đầu xuất bản dưới dạng khổ này.

Đơn hành bản khổ rộng (Waidoban)sửa

Đơn hành bản khổ rộng (ワイド版, waidoban, tiếng Anh: wide-ban), là dạng đơn hành bản dùng khổ giấy lớn hơn (khổ A5) đơn hành bản thông thường. Nhiều tác phẩm manga, nhất là thể loại seinen hay josei, sau khi các chương đã được đăng trên tạp chí manga, thường được xuất bản dưới dạng waidoban chứ không phải dưới dạng đơn hành bản thường, điều này hơi trái ngược với các manga dạng shōnen hay shōjo. Một tập waidoban, thường chứa nhiều chương hơn một tập đơn hành bản thường, ví dụ như Mezon Ikkoku có độ dài 15 tập đơn hành bản, nhưng khi xuất bản dưới dạng waidoban thì chỉ có 10 tập, do dung lượng một tập waidoban lớn hơn.

Văn khố bản (bunkoban)sửa

Văn khố bản (文庫版, bunkoban, gọi tắt là bunko) cũng là một dạng tập truyện như đơn hành bản, nhưng khổ giấy nhỏ hơn (thường là A6 105 x 148 mm) và dày hơn đơn hành bản. So với đơn hành bản, trang sách của văn khố bản làm bằng loại giấy mỏng nhưng tốt hơn. Trong trường hợp của manga, trang bìa thường được thiết kế đặc biệt cho việc xuất bản, và, một tập văn khố bản cũng gồm nhiều trang hơn. Đó là lý do tại sao một truyện manga ấn hành dưới dạng văn khố bản có số tập ít hơn khi ấn hành dưới dạng đơn hành bản (điều này giống như waidoban). Ví dụ như Boku no Chikyū o Mamotte có độ dài 21 tập đơn hành bản, nhưng chỉ có 12 tập văn khố bản mà thôi. Tuy nhiên, nếu tập truyện ban đầu đã xuất bản dưới dạng waidoban thì số tập văn khố bản có xu hướng bằng với số tập waidoban.

Ái tàng bản và Hoàn toàn bản (aizōban và kanzenban)sửa

Ái tàng bản (愛蔵版, aizōban) là một phiên bản đặc biệt của manga. Các tập ái tàng bản thường đắt hơn và phong phú hơn về nội dung, thí dụ như nó được thêm thắt các trang đặc biệt dành cho lần xuất bản đó, hoặc các trang bìa được thiết kế đặc biệt, hộp đựng sách (slipcase),... và tất nhiên, chất lượng giấy in cũng phải tốt hơn hẳn đơn hành bản. Ái tàng bản thường được in với số lượng rất ít, nhờ đó mà giá trị của mỗi quyển ái tàng bản, vô hình trung, lại càng cao thêm. Thường là những manga cực kỳ nổi tiếng (Bảy viên ngọc rồng) mới được ấn hành dưới dạng ái tàng bản. Một số ái tàng bản manga đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường Âu Mỹ, ví dụ các ái tàng bản của Giỏ trái câyRurōni Kenshin.

Một dạng khác của ái tàng bản là các Hoàn toàn bản (完全版, kanzenban). Trong khi ái tàng bản nhấn mạnh tới tính chất "đặc biệt", các kanzenban nhấn mạnh tới việc nó chứa đầy đủ tất cả nội dung của bộ manga nguyên gốc.

Tổng tập biên (Sōshūhen)sửa

Ấn bản sōshūhen là hình thức xuất bản còn mới, được Shueisha ra mắt vào năm 2008. Một cuốn soushuuhen có kích thước B5 (176 x 250 mm), rộng hơn khổ kanzenban. Ngoài chương bìa và trang màu, còn có những bài phỏng vấn và poster kèm theo.

Chú thíchsửa

  1. ^ Gravett, Paul. 2004. Manga: Sixty Years of Japanese Comics. NY: Harper Design. ISBN 1-85669-391-0. p. 8.
  2. ^ Schodt, Frederik L. 1986. Manga! Manga! The World of Japanese Comics. Tokyo: Kodansha. ISBN 978-0-87011-752-7.
  3. ^ Comics, chữ s tương ứng với chữ su trong phiên âm.
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhPhilippe TroussierĐặc biệt:Tìm kiếmBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVõ Văn ThưởngChiến dịch Điện Biên PhủĐài Truyền hình Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamAdolf HitlerChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPark Hang-seoViệt NamGoogle DịchĐế quốc AkkadCleopatra VIINhà HánTrạm cứu hộ trái timHồ Chí MinhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandYouTubeLionel MessiFacebookGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Phạm Minh ChínhĐức quốc xãTô LâmNguyễn Phú TrọngGiải bóng đá Ngoại hạng AnhVương Đình HuệNguyễn Quang Hải (sinh 1997)Võ Nguyên GiápJustin BieberHoa KỳLiên XôVõ Thị Ánh XuânMai HoàngDNADừaVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁVirginiaMai Tiến Dũng (chính khách)VirusThụy SĩẤm lên toàn cầuVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcLê Thánh TôngTikTokPhim khiêu dâmLịch sử Việt NamLễ Phục SinhNhà TốngVịnh Hạ LongChristian de CastriesBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamRomelu LukakuFC BarcelonaI'll-ItHà NộiThành phố Hồ Chí MinhLiên đoàn bóng đá Việt NamVelizar PopovChiến tranh thế giới thứ haiVõ Thị SáuAreumĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhThể loại:Lỗi CS1: tham số thừaHà LanGoogleÚcMinh MạngMai (phim)UkrainaTrung QuốcGiải vô địch bóng đá thế giới 2018Chủ nghĩa tư bảnYTrần Hưng ĐạoPhan Văn GiangBỉPhápĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách Chủ tịch nước Việt NamKim Ji-won (diễn viên)Quần đảo Hoàng SaDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtKylian MbappéTrương Thị MaiNguyễn DuBạo lực học đườngBộ Công an (Việt Nam)Nguyễn TrãiNguyễn Văn NênCubaThủ dâmVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcĐế quốc BrasilHoàng Thị Thúy Lan