Michael Phelps

Vận động viên bơi lội người Mỹ

Michael Fred Phelps II (sinh ngày 30 tháng 6 năm 1985 tại Baltimore, Maryland) là một cựu vận động viên bơi lội chuyên nghiệp người Mỹ. Anh là một trong những vận động viên vĩ đại nhất Olympic, với 28 huy chương Olympic các loại. Phelps cũng đang là người giữ kỉ lục nhiều huy chương vàng nhất lịch sử Olympic (23 chiếc), kỉ lục nhiều huy chương vàng nhất trong nội dung cá nhân (13 chiếc), kỉ lục nhiều huy chương nhất trong nội dung cá nhân (16 chiếc). Bằng việc đoạt 8 huy chương vàng ở Beijing 2008, anh đã phá kỉ lục của Mark Spitz về số lần đứng đầu nội dung cá nhân (7 lần).

Michael Phelps
Michael Phelps tại Olympic 2016
Thông tin cá nhân
Họ và tênMichael Fred Phelps II
Biệt danhMP
"Viên đạn Baltimore" ("The Baltimore Bullet")
"Flying Fish"
"Gomer"
Quốc tịch Hoa Kỳ
Sinh30 tháng 6, 1985 (38 tuổi)
Cao1,93 m
Nặng88 kg (194 lb)
Thể thao
Môn thể thaoBơi
Kiểu bơiBướm, tự do, ngửa, hỗn hợp
Câu lạc bộNorth Baltimore Aquatic Club
Thành tích huy chương
Bơi lội nam
Đại diện cho  Hoa Kỳ
Sự kiện123
Thế vận hội2332
Vô địch thế giới (LC)2661
Vô địch thế giới (SC)100
Vô địch Liên Thái Bình Dương1650
Tổng cộng66143
Thế vận hội Mùa hè
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtRio 2016 4 x 100 m tiếp sức hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtRio 2016 200 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtRio 2016 4 x 100 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtRio 2016 200 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtRio 20164 x 200 m tiếp sức tự đô
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtLondon 2012200 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtLondon 2012100m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtLondon 20124 * 200 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtLondon 20124 * 100 m tiếp sức hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBắc Kinh 2008 400 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBắc Kinh 2008 200 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBắc Kinh 2008 200 m tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBắc Kinh 2008 200 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBắc Kinh 2008 100 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBắc Kinh 2008 4 x 100 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBắc Kinh 20084 x 200 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBắc Kinh 2008 4 x 100 m tiếp sức hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtAthena 2004[1]100 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtAthena 2004200 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtAthena 2004200 m hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtAthena 2004400 m hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtAthena 20044 x 200 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtAthena 20044 x 100 m tiếp sức tự do
Huy chương bạc – vị trí thứ haiRio 2016100 m bướm
Huy chương bạc – vị trí thứ haiLondon 2012200 m bướm
Huy chương bạc – vị trí thứ haiLondon 20124 x 100 m tiếp sức tự do
Huy chương đồng – vị trí thứ baAthena 2004200 m tự do
Huy chương đồng – vị trí thứ baAthena 20044 x 100 m tiếp sức tự do
Vô địch Thế giới - Bể dài
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtFukuoka 2001200 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBarcelona 2003200 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBarcelona 2003200 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBarcelona 2003400 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtBarcelona 20034 x 100 m tiếp sức hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMontréal 2005[2]200 m tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMontréal 2005200 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMontréal 20054 x 100 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMontréal 20054 x 200 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMontréal 20054 x 100 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMelbourne 2007[3]200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMelbourne 2007100 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMelbourne 2007200 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMelbourne 2007200 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMelbourne 2007400 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMelbourne 20074 x 100 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtMelbourne 20074 x 200 m tiếp sức tự do
Huy chương bạc – vị trí thứ haiBarcelona 2003100 m bướm
Huy chương bạc – vị trí thứ haiBarcelona 20034 x 200 m tiếp sức tự do
Huy chương bạc – vị trí thứ haiMontréal 2005100 m bướm
Vô địch Thế giới - Bể ngắn
Huy chương vàng – vị trí thứ nhấtIndianapolis 2004[4]200 m tự do
Vô địch Liên Thái Bình Dương
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Yokohama 2002 200 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Yokohama 2002 400 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Yokohama 2002 4 x 100 m tiếp sức hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Victoria 2006 200 m bướm
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Victoria 2006 200 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Victoria 2006 400 m cá nhân hỗn hợp
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Victoria 2006 4 x 100 m tiếp sức tự do
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Victoria 2006 4 x 200 m tiếp sức tự do
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Yokohama 2002 200 m bướm
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Yokohama 2002 4 x 200 m tiếp sức tự do
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Yokohama 2002 200 m ngửa
Phelps cầm huy chương vàng Olympic Bắc Kinh ngày 10 tháng 8 năm 2008.
Phelps cầm huy chương vàng Olympic Bắc Kinh ngày 10 tháng 8 năm 2008.
Michael Phelps ăn mừng chiếc huy chương vàng thứ 8 cùng đồng đội tại Olympic Bắc Kinh
Michael Phelps ăn mừng chiếc huy chương vàng thứ 8 cùng đồng đội tại Olympic Bắc Kinh
Tổng thống George W. Bush chúc mừng Michael Phelps tại Olympic Bắc Kinh 2008
Tổng thống George W. Bush chúc mừng Michael Phelps tại Olympic Bắc Kinh 2008
Video năm 2018

Tại Thế vận hội Mùa hè 2004 tổ chức ở Athena, Hy Lạp, Phelps đã giành 6 huy chương vàng, 2 huy chương đồng, san bằng kỷ lục về số huy chương do một cá nhân đạt được trong một kỳ Thế vận hội (do vận động viên thể dục Alexander Dityatin thiết lập năm 1980[5]). Bên cạnh đó Phelps còn phá và giữ nhiều kỷ lục thế giới trong môn bơi lội, anh được bầu là Vận động viên bơi lội thế giới của năm trong các năm 2003, 2004, 20062007.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh, Phelps tham dự 8 nội dung (5 cá nhân và 3 đồng đội) và đoạt được cả tám huy chương vàng, lập 7 kỉ lục thế giới và 1 kỉ lục Olympic.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2012 tại London, Phelps giành bốn huy chương vàng và hai huy chương bạc. Sau đó anh đã tuyên bố giải nghệ nhưng đã trở lại thi đấu từ năm 2014.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016 tại Rio de Janeiro, Phelps đã giành 5 huy chương vàng[6] (nội dung bơi bướm 200m, bơi hỗn hợp cá nhân 200m, 2 huy chương bơi tự do đồng đội, 1 huy chương vàng bơi hỗn hợp tiếp sức) và 1 huy chương bạc nội dung bơi bướm 100m. Phelps là vận động viên bơi lớn tuổi nhất đoạt Huy chương vàng cá nhân ở Olympic,[7] đồng thời phá bỏ một kỷ lục từng tồn tại 2168 năm ở Olympic, của Leonidas của Rhodes với 12 huy chương vàng cá nhân thời Hy Lạp cổ đại.[8]

Phelps đã đoạt tổng cộng 23 huy chương vàng (trong số đó có 13 huy chương vàng cá nhân), 3 huy chương bạc, 2 huy chương đồng Thế vận hội, khiến anh trở thành vận động viên thành công nhất trong lịch sử Olympic[8]

Đồng thời tại thế vận hội Rio 2016, Michael Phelps được chọn là người cầm cờ đoàn thể thao Mỹ trong ngày khai mạc.[9]

Michael Phelps cũng giành 26 huy chương vàng Giải vô địch thế giới bể dài, 1 huy chương vàng Giải vô địch thế giới bể ngắn, 16 huy chương vàng Giải vô địch Liên Thái Bình Dương, tổng cộng là 66 huy chương vàng các loại. Phelps tuyên bố sẽ giải nghệ sau Thế vận hội 2016.

Đời sống cá nhânsửa

Phelps sinh ra ở Baltimore bang Maryland và lớn lên ở Rodgers Forge khu vực lân cận Towson. Anh từng học ở trường Tiểu học Rodgers Forge, Trung học Dumbarton, và Trung học phổ thông Towson. Phelps là con út trong ba người con và mẹ anh, bà Deborah Sue "Debbie" Phelps, là một hiệu trưởng trường trung học. Cha anh, ông Michael Fred Phelps, là một người đã về hưu sống ở bang Maryland, từng là cầu thủ bóng đá ở trường trung học và đại học. Phelps có thể nói được tiếng Anh, Đức, Ireland, Scotland, và tiếng xứ Wales. Cha mẹ anh ly dị vào năm 1994, khi anh được chín tuổi, và cha ông tái hôn vào năm 2000. Michael Phelps tốt nghiệp Trường trung học Towson vào năm 2003.

Phelps bắt đầu bơi lội khi lên 7 tuổi, một phần do ảnh hưởng của chị em của mình và một phần để giúp anh thoát khỏi hội chứng giảm chú ý. Sau khi giải nghệ vào năm 2016, anh nói: "Lý do duy nhất mà tôi xuống nước là vì mẹ tôi muốn tôi tìm hiểu làm thế nào để bơi cùng các chị em, bản thân tôi cũng yêu thích môn thể thao này, và tôi đã quyết định để học bơi." Khi Phelps lên lớp sáu, anh được chẩn đoán rối loạn thiếu chú ý hiếu động thái quá (ADHD). ở tuổi 10, anh đã phá kỷ lục quốc gia dành cho độ tuổi của mình trong nội dung 100m bướm. Sau đó anh bắt đầu được đào tạo tại câu lạc bộ bơi lội ở Bắc Baltimore dưới sự chỉ hướng dẫn của huấn luyện viên Bob Bowman. Sau đó rất nhiều hồ sơ nhóm tuổi theo sau, và đến năm 2016 Phelps vẫn giữ 12 hồ sơ nhóm tuổi khi mình còn theo học.

Sự nghiệpsửa

Olympic 2000sửa

Năm 2000, ở tuổi 15, Phelps trở thành nam vận động viên bơi lội trẻ tuổi nhất trong vòng 68 năm của đoàn Hoa Kỳ tham dự Thế vận hội. Tuy không đạt huy chương nào ở Thế vận hội Mùa hè 2000 tại Sydney, chỉ 5 tháng sau Phelps đã phá kỷ lục thế giới ở nội dung 200 m bướm và trở thành vận động viên bơi lội trẻ tuổi nhất phá kỷ lục thế giới[10]. Từ năm 2000 đến năm 2004 Phelps còn 5 lần phá kỷ lục thế giới ở các nội dung cá nhân hỗn hợp và bướm.

Giải vô địch thế giớisửa

2001 World Championships
200 m butterfly 1:54.58 (WR)

Tại Giải vô địch thế giới cho bộ môn thi đấu dưới nước vào năm 2001, ngày 30 tháng Ba, Michael Phelps đã phá vỡ kỷ lục thế giới trong bướm 200 mét để trở thành vận động viên nam trẻ tuổi nhất thiết lập một kỷ lục thế giới bơi với 15 năm và 9 tháng. Trước đây kỷ lục này đã được thiết lập bởi Ian Thorpe, người đã thi đấu với nội dung 400 mét bơi tự do với 16 năm, 10 tháng. Tại giải vô địch thế giới tại Fukuoka, Nhật Bản, Phelps đã phá vỡ kỷ lục thế giới của chính mình trong nội dung 200 mét bướm trên đường đua xanh để lần đầu tiên trở thành một nhà vô địch thế giới.

Năm 2004 tại Athena, Phelps được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục 7 huy chương vàng môn bơi lội do huyền thoại đồng hương Mark Spitz thiết lập năm 1972[11]. Tuy san bằng thành tích 4 huy chương vàng cá nhân của Spitz (ở các nội 100 và 200 m bướm, 200 và 400 m cá nhân hỗn hợp) nhưng Phelps chỉ giành được 2 huy chương đồng tại các nội dung 4 x 100 m tiếp sức tự do và 200 m tự do vì vậy kỷ lục do Spitz giữ suốt 32 năm vẫn tiếp tục đứng vững. Dù sao thì với thành tích 6 vàng, 2 đồng, Phelps cũng đã san bằng kỷ lục về số huy chương do một cá nhân đạt được trong một kỳ Thế vận hội (do vận động viên thể dục Alexander Dityatin thiết lập năm 1980 ở Moskva).

Phelps năm 2010
Phelps đang bơi bướm 200m tại Thế vận hội Rio 2016 và giành huy chương vàng Thế vận hội thứ 20 (ngày 9 tháng 8 năm 2016)
Michael Phelps giành huy chương vàng Olympic thứ 20 tại Rio 2016

Tại giải bơi lội vô địch thế giới 2007, Phelps đã giành 7 huy chương vàng và phá 5 kỷ lục thế giới. Tại Thế vận hội Mùa hè 2008 tổ chức ở Bắc Kinh, ngay ở vòng đấu loại khởi động, Phelps đã phá kỷ lục thế giới ở nội dung 400 m cá nhân hỗn hợp[12]. Ngày 17 tháng 8, Phelps đã giành được huy chương vàng thứ 8 trong Olympic 2008 (phá kỷ lục thế giới tại 7/8 nội dung giành huy chương vàng và là con số nhiều nhất trong lịch sử) và trở thành người nắm giữ kỷ lục mới về số huy chương vàng tại các kỳ Thế vận hội với 14 chiếc. Trong Olympic London 2012, chỉ cần anh dành thêm 3 huy chương nữa, sẽ phá kỷ lục dành 18 huy chương các loại của vận động viện Liên Xô Larissa Latynina, và trở thành vận động viên xuất sắc tuyệt đối của mọi thời đại.

Tại Olympic London 2012, mặc dù khởi đầu chậm chạp khi chỉ về thứ 4 ở nội dung 400 hỗn hợp nhưng sau đó Phelps đã thi đấu khá xuất sắc khi giành 4 tấm huy chương vàng và 2 tấm huy chương bạc, thành tích tốt nhất trong số các vận động viên bơi tại Olympic 2012. Với thành tích này, Phelps đã nâng thành tích đầy vinh quang của mình với tổng cộng 22 huy chương trong đó có 18 huy chương vàng từ 4 kỳ Olympic. Sau đó anh đã tuyên bố giải nghệ.

Vào năm 2014, anh tuyên bố trở lại đường đua xanh sau hơn 2 năm vắng bóng, tuy nhiên anh đã bị cấm thi đấu 6 tháng vì lái xe trong lúc say rượu. Tháng 4 năm 2015 lệnh cấm thi đấu kết thúc, anh nói rằng mục tiêu của anh là hướng đến kì Thế vận hội mùa hè tại Rio de Janeiro năm 2016, kì Olympic thứ 5 năm trong sự nghiệp của anh.

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016, Phelps đã giành 5 huy chương vàng ở các nội dung bơi bướm 200m, 2 huy chương bơi tự do đồng đội, 200m bơi hỗn hợp cá nhân, 1 huy chương vàng tiếp sức hỗn hợp và 1 huy chương bạc ở nội dung bơi bướm 100m.[13]

Xem thêmsửa

Tham khảosửa

  1. ^ “2004 Olympic Games swimming results”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ “Montreal 2005 Results”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2007.
  3. ^ “12th FINA World Championships”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2007.
  4. ^ “7th FINA World Championships - 25m Indianapolis 2004” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2007.
  5. ^ “Facts & figures”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ “Phelps kết thúc Olympic với huy chương vàng thứ năm”. VnExpress. ngày 14 tháng 8 năm 2016.
  7. ^ Phelps là VĐV bơi lớn tuổi nhất đoạt HC vàng cá nhân ở Olympic, VnExpress, 12/8/2016
  8. ^ a b Michael Phelps cân bằng kỷ lục tồn tại 2168 năm ở Olympic, VnExpress, 11/8/2016
  9. ^ “Michael Phelps lựa chọn cầm cờ đoàn thể thao Mỹ khai mạc Olympic Rio 2016”.
  10. ^ Paul McMullen (ngày 9 tháng 5 năm 2001). “Phelps marks his time Swimming: Towson High's Michael Phelps now counts a butterfly world record, as well as his participation in the 2000 Olympics, as his biggest thrills”. The Baltimore Sun. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2008.
  11. ^ Mark Spitz compared with Phelps
  12. ^ Phelps Sets Olympic Record.
  13. ^ “Joseph Schooling của Singapore về nhất nội dung 100 mét bơi bướm với 0,75 giây nhanh hơn huyền thoại Michael Phelps, đoạt HC vàng đồng thời lập kỷ lục mới của Olympic”.

Liên kết ngoàisửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhPhilippe TroussierĐặc biệt:Tìm kiếmBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVõ Văn ThưởngChiến dịch Điện Biên PhủĐài Truyền hình Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamAdolf HitlerChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPark Hang-seoViệt NamGoogle DịchĐế quốc AkkadCleopatra VIINhà HánTrạm cứu hộ trái timHồ Chí MinhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandYouTubeLionel MessiFacebookGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Phạm Minh ChínhĐức quốc xãTô LâmNguyễn Phú TrọngGiải bóng đá Ngoại hạng AnhVương Đình HuệNguyễn Quang Hải (sinh 1997)Võ Nguyên GiápJustin BieberHoa KỳLiên XôVõ Thị Ánh XuânMai HoàngDNADừaVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁVirginiaMai Tiến Dũng (chính khách)VirusThụy SĩẤm lên toàn cầuVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcLê Thánh TôngTikTokPhim khiêu dâmLịch sử Việt NamLễ Phục SinhNhà TốngVịnh Hạ LongChristian de CastriesBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamRomelu LukakuFC BarcelonaI'll-ItHà NộiThành phố Hồ Chí MinhLiên đoàn bóng đá Việt NamVelizar PopovChiến tranh thế giới thứ haiVõ Thị SáuAreumĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhThể loại:Lỗi CS1: tham số thừaHà LanGoogleÚcMinh MạngMai (phim)UkrainaTrung QuốcGiải vô địch bóng đá thế giới 2018Chủ nghĩa tư bảnYTrần Hưng ĐạoPhan Văn GiangBỉPhápĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách Chủ tịch nước Việt NamKim Ji-won (diễn viên)Quần đảo Hoàng SaDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtKylian MbappéTrương Thị MaiNguyễn DuBạo lực học đườngBộ Công an (Việt Nam)Nguyễn TrãiNguyễn Văn NênCubaThủ dâmVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcĐế quốc BrasilHoàng Thị Thúy Lan