XMPP

Giao thức mở dựa trên XML cho nhắn tin tức thời & thông tin hiện diện trực tuyến

(Đổi hướng từ Jabber)

Extensible Messaging and Presence Protocol (XMPP), trước đây là Jabber[1], là giao thức mở và dựa trên nền tảng XML dùng trong nhắn tin nhanh (instant messaging) và thông tin hiện diện trực tuyến (presence information). Theo Hội Tiêu chuẩn XMPP (XMPP Standards Foundation, trước đây là Jabber Software Foundation, JSF), phần mềm dựa trên Jabber được triển khai tại hàng ngàn máy phục vụ trên Internet và được hơn 10 triệu người trên khắp thế giới sử dụng 22 tháng 9 năm 2003.php[liên kết hỏng].

Biểu trưng của Jabber
Biểu trưng của Jabber

Jeremie Miller khởi đầu dự án vào năm 1998; phiên bản đầu tiên được công bố vào tháng năm 2000. Sản phẩm chính của dự án là jabberd, một trình phục vụ (server) để từ đó các trình khách (client) kết nối đến và trao đổi tin nhắn. Trình phục vụ này có thể tạo mạng Jabber riêng tư (như sau tường lửa) hoặc có thể tham gia vào mạng Jabber công cộng toàn cầu. Đặc tính cốt lõi của Jabber là bản chất của hệ thống tin nhắn nhanh phân tán và việc sử dụng streaming XML.

Điểm đặc trưng của hệ thống Jabber là nó có các transport, còn được gọi là gateway (cổng), cho phép người dùng truy cập mạng với các giao thức khác - như AIMICQ (dùng OSCAR), MSN Messenger và Windows Messenger (dùng Dịch vụ nhắn tin.NET - .NET Messenger Service), Yahoo! Messenger, SMS hay E-mail. Không như các trình khách đa giao thức như Trillian hay Gaim, việc truy cập đến các giao thức khác được Jabber cung cấp ở cấp độ trình phục vụ bằng cách truyền thông tin qua các dịch vụ cổng đặc biệt chạy trên một máy tính ở xa. Bất cứ người dùng nào cũng có thể 'đăng ký' với một trong các cổng này bằng cách cung cấp thông tin cần thiết để đăng nhập vào mạng đó, và từ đó có thể liên lạc với người dùng của mạng khác như thể họ là người dùng Jabber. Điều này có nghĩa là bất cứ trình khách nào hỗ trợ đầy đủ giao thức Jabber đều có thể được dùng để truy cập bất cứ mạng nào có cổng kết nối, mà không cần thêm dòng mã lệnh nào từ trình khách.

Nền tảng của giao thức Jabber, hiện được Tổ chức Phần mềm Jabber quản lý, đã được IETF chấp nhận làm giao thức standards-track dưới tên XMPP, với RFC 3920. Nó thường được xem là đối thủ cạnh tranh với SIMPLE, dựa trên giao thức SIP, để làm giao thức chuẩn cho nhắn tin nhanh và thông báo hiện diện; tuy nhiên, thiết kế của XMPP được nhắm đến việc cung cấp các tiện ích trình trung gian (middleware) liên ứng dụng và mục đích tổng quát.

Người dùng Jabber được xác định bằng tên người dùng và tên máy phục vụ, cách nhau bằng dấu @. Căn cước này được gọi là Jabber ID hay JID.

JIDsửa

JID có dạng thức tên_người_dùng@tên_miền/tài_nguyên, tương tự như một địa chỉ email.

Người dùng Jabber có thể truy cập vào tài khoản của mình cùng lúc tại nhiều điểm truy cập khác nhau, được xác định qua phần tài_nguyên, ví dụ tên_người_dùng@tên_miền.com/cơ_quantên_người_dùng@tên_miền.com/nhà. Không cần thiết chỉ định phần tài nguyên khi liên lạc với người dùng khác.

Tương tự như Sendmail, người dùng Jabber có thể truy cập vào các giao thức khác qua cổng giao tiếp Jabber (Jabber Transport), ví dụ JID của một địa chỉ MSN Messengertên_người_dùng%[email protected].

Tên người dùng trong JID dài tối đa 1023 ký tự và không được chứa @, :, ', ", <, >, &, khoảng trắng và ký tự điều khiển.

Chú thíchsửa

  1. ^ “Jabber Inc. - About Us”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2009.

Liên kết ngoàisửa

🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhPhilippe TroussierĐặc biệt:Tìm kiếmBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVõ Văn ThưởngChiến dịch Điện Biên PhủĐài Truyền hình Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamAdolf HitlerChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPark Hang-seoViệt NamGoogle DịchĐế quốc AkkadCleopatra VIINhà HánTrạm cứu hộ trái timHồ Chí MinhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandYouTubeLionel MessiFacebookGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Phạm Minh ChínhĐức quốc xãTô LâmNguyễn Phú TrọngGiải bóng đá Ngoại hạng AnhVương Đình HuệNguyễn Quang Hải (sinh 1997)Võ Nguyên GiápJustin BieberHoa KỳLiên XôVõ Thị Ánh XuânMai HoàngDNADừaVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁVirginiaMai Tiến Dũng (chính khách)VirusThụy SĩẤm lên toàn cầuVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcLê Thánh TôngTikTokPhim khiêu dâmLịch sử Việt NamLễ Phục SinhNhà TốngVịnh Hạ LongChristian de CastriesBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamRomelu LukakuFC BarcelonaI'll-ItHà NộiThành phố Hồ Chí MinhLiên đoàn bóng đá Việt NamVelizar PopovChiến tranh thế giới thứ haiVõ Thị SáuAreumĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhThể loại:Lỗi CS1: tham số thừaHà LanGoogleÚcMinh MạngMai (phim)UkrainaTrung QuốcGiải vô địch bóng đá thế giới 2018Chủ nghĩa tư bảnYTrần Hưng ĐạoPhan Văn GiangBỉPhápĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách Chủ tịch nước Việt NamKim Ji-won (diễn viên)Quần đảo Hoàng SaDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtKylian MbappéTrương Thị MaiNguyễn DuBạo lực học đườngBộ Công an (Việt Nam)Nguyễn TrãiNguyễn Văn NênCubaThủ dâmVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcĐế quốc BrasilHoàng Thị Thúy Lan