Bùi Bằng Đoàn

Chính trị gia người Việt Nam, quan lại nhà Nguyễn và chính khách Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Bùi Bằng Đoàn (chữ Hán: 裴鵬摶, 11 tháng 9 năm 188913 tháng 4 năm 1955) là Thượng thư bộ Hình triều Nguyễn (1933-1945), Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I (19461955). Ông cũng đã từng là tri huyện ở Nghĩa Hưng - Nam Định, tri huyện Thanh Ba - Phú Thọ, Đại Từ - Thái Nguyên, Tiên Du - Bắc Ninh, tri phủ Xuân Trường - Nam Định.[1]

Bùi Bằng Đoàn
Bùi Bằng Đoàn khoảng những năm 1950
Chức vụ
Nhiệm kỳ9 tháng 11 năm 1946 – 13 tháng 4 năm 1955
8 năm, 155 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Văn Tố
Kế nhiệmTôn Đức Thắng
Vị trí Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Phó Trưởng ban Thường trực
Nhiệm kỳ2 tháng 3 năm 1946 – 8 tháng 11 năm 1946
251 ngày
Trưởng banNguyễn Văn Tố
Vị trí Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thanh tra đặc biệt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nhiệm kỳ6 tháng 1 năm 1946 – 8 tháng 11 năm 1946
306 ngày
Vị trí Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Thông tin chung
Sinh(1889-09-11)11 tháng 9, 1889
tỉnh Hà Đông, Đông Dương thuộc Pháp
Mất13 tháng 4, 1955(1955-04-13) (65 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
VợĐoàn Thị Đức
Con cáiBùi Tín
Bùi Nghĩa

Tiểu sửsửa

Bùi Bằng Đoàn sinh ngày 19 tháng 9 năm 1889, tại xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội (nay thuộc thành phố Hà Nội) trong một gia đình truyền thống Nho học. Ông nội là Tiến sĩ Bùi Tuấn, hàm Thái tử Thiếu bảo, từng làm Giám khảo các kỳ thi Hương, giữ chức Tả Tham tri Bộ Binh kiêm Tổng đốc tỉnh Bắc Ninh đánh dẹp giặc Ngô Côn. Cha là Bùi Tập từng giữ chức Tuần phủ tỉnh Hưng Hóa.

Cha mẹ đều mất sớm, cả sáu anh em được người chú dượng là Dương Lâm (tức cụ Thiếu bảo Vân Đình lúc đó làm Tham tri Nha Kinh lược Bắc kỳ) đưa về nuôi dưỡng và dạy học chữ Hán.

Khoa thi năm Bính Ngọ 1906, ba anh em Bùi Bằng Phấn, Bùi Bằng Thuận và Bùi Bằng Đoàn đều ứng thí. Kết quả, Bùi Bằng Phấn đỗ Tú tài, còn Bùi Bằng Thuận và Bùi Bằng Đoàn cùng đỗ Cử nhân. Ba anh em được mệnh danh là Hà đông tam bằng.

Về sau Bùi Bằng Thuận còn đỗ Tiến sĩ khoa thi năm 1916 cùng với Bùi Bằng Phấn đều làm quan Nam triều đến hàng Tuần phủ, về hưu trước năm 1945.

Thời gian làm quan Nam triềusửa

5 vị Thượng thư thời vua Bảo Đại, từ trái qua phải Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn

Quan lộ của ông hanh thông năm 1907 thi vào trường Hậu Bổ tại Hà Nội. Ông thông thạo cả Pháp văn và Hán văn.

Năm Tân Hợi (1911), ông tốt nghiệp, được bổ làm Tri huyện, sau đó làm Tri phủ Xuân Trường (tỉnh Nam định), Án sát tỉnh Bắc Ninh; Tuần phủ các tỉnh Cao Bằng, Ninh Bình; rồi làm đến Thượng thư bộ Hình của triều đình Huế, trong nội các của Phạm Quỳnh năm 1933, hàm Thái tử Thiếu bảo.

Khi làm quan ông nổi tiếng là vị quan đức độ, thanh liêm, chính trực, chăm dân. Trên công đường ở những nơi ông làm quan, đều có treo một bảng thông báo "không nhận quà biếu". Với người nhà, ông rất nghiêm khắc, cấm tiệt việc nhận quà, nếu lỡ nhận rồi thì phải mang đi trả lại.

Lúc làm Tri phủ Xuân Trường (Nam Định) ông đã đề xuất và thực hiện việc đắp đê Bạch Long ngăn nước mặn, tạo lập được một vùng lúa, dâu rộng lớn. Ghi công đức ông, dân địa phương đã làm lễ tế sống vị "phụ mẫu chi dân" trẻ tuổi ngay nơi nhậm chức.

Năm 1925, trước việc báo chí lên án cảnh phu đồn điền ở miền Nam bị bóc lột dã man, Chính phủ Nam triều đã cử Bùi Bằng Đoàn vào Nam bộ thanh tra các đồn điền cao su của Pháp. Ông đã tiến hành thanh tra thấu đáo, viết một bản báo cáo dày đến 100 trang bằng tiếng Pháp nêu bật lên những điều vô lý trong chính sách đối với phu đồn điền. Những kiến nghị xác đáng của bản báo cáo đã được nhà đương cục chấp nhận, giảm thiếu những chế độ hà khắc đối với công nhân đồn điền cao su thời đó.

Năm 1925, mặc dù đang làm tri phủ Nghĩa Hưng (tỉnh Nam định) nhưng ông vẫn được mời lên Hà Nội làm thông ngôn cho phiên tòa đại hình xử vụ án cụ Phan Bội Châu. Với tính cách cương trực, bênh vực lẽ phải, Bùi Bằng Đoàn đã thông dịch rõ ràng, trung thực những lời nói, lý lẽ đanh thép của cụ Phan Bội Châu để rồi sau đó tòa án đã không khép được cụ Phan vào án chung thân mà giảm xuống hình thức "an trí ở Huế".

Đầu năm 1933 ông được bổ nhiệm làm Tuần phủ tỉnh Ninh Bình, không lâu sau đó khi Phạm Quỳnh tổ chức Nội các ông được bổ nhiệm làm Thượng thư bộ Hình. Trong mười hai năm ở kinh đô Huế ông trông nom việc xử kiện tại tất cả các tỉnh Trung Kỳ, chỉ đạo việc soạn thảo các luật cho Trung Kỳ đều bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và dịch ra chữ Hán.

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Đế quốc Việt Nam độc lập. Bản tuyên bố ngoài chữ ký của Bảo Đại còn có chữ ký của 6 vị thượng thư, trong đó có Bùi Bằng Đoàn. Cơ mật viện giải tán để chuẩn bị thành lập Nội các mới. Bùi Bằng Đoàn cáo quan về quê nhưng được Chính phủ Nam triều giao cho giữ chức Chánh nhất Tòa Thượng thẩm Hà Nội. Ở thời điểm "đêm trước" của cách mạng, tổ chức Việt Minh đã tiếp xúc và mời ông làm Hội trưởng Hội bảo vệ tù chính trị.

Tham gia bộ máy chính quyền cách mạngsửa

• Ngày 17 tháng 11 năm 1945 Hồ Chủ tịch mời ông tham gia Ban cố vấn Chủ tịch nước, thành viên Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đất nước.[2] Trong bức thư đề ngày gửi là 17-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

• Ngày 6 tháng 1 năm 1946 ông ra ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam DCCH tại tỉnh Hà Đông và trúng cử, đồng thời được Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cử ông làm Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ,[4] (tương đương với chức Tổng Thanh tra Chính phủ).

• Ngày 2 tháng 3 năm 1946, ông được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội, tham gia thành lập Hội liên hiệp quốc dân.

• Ngày 8 tháng 11 năm 1946, ông được cử làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội thay cho ông Nguyễn Văn Tố. Những năm 1947 và 1948, ông làm việc ở chiến khu Việt Bắc.

• Cuối năm 1948, ông bị bệnh bán thân bất toại ở Việt Bắc, Hồ chủ tịch trực tiếp chỉ thị tổ chức đưa ông về Liên khu 3 để chữa bệnh.

• Từ tháng 10 năm 1948[5], tại Việt Bắc (thủ đô của kháng chiến), ông được Quốc hội cử giữ chức Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội để điều hành Quốc hội.

• Hòa bình lập lại, ông trở về Hà Nội để dưỡng bệnh.

• Ngày 13 tháng 4 năm 1955, ông qua đời tại Hà Nội.

Gia đìnhsửa

Vợ ông là bà Đoàn Thị Đức. Ông bà có tám người con gái và hai người con trai là:

Đại tá, nhà báo Bùi Tín (nhân vật bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam).

• Doanh nhân Bùi Nghĩa - Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp họ Bùi Việt Nam.

Cuối năm 1948 Hồ Chủ tịch và Trung ương đã quyết định đưa ông về xuôi để dưỡng bệnh. Khi về gần đến nhà thì gặp lính Pháp đang càn quét ở Vân Đình, ông phải lánh đi. Khi đó, một mình bà Đoàn Thị Đức ở nhà, đang cất giấu tài liệu thì bị giặc Pháp ập vào và bắn chết. Sự hy sinh của bà mãi tới năm 1955, khi về thăm nhà ông mới được biết.

Tặng thưởngsửa

Vinh danh, kỉ niệmsửa

• Tên ông được đặt cho một con phố tại phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội. Một phố cạnh trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định, tại Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định và một phố ở trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh[cần dẫn nguồn]

• Ngày 16/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của ông.

Thơ casửa

Ông còn nổi tiếng về việc xướng họa thơ từ với Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1948. Hồ Chủ tịch đã tặng ông bài thơ bằng chữ Hán:[6]

Khán thư sơn điểu thê song hãn
Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì
Tiệp báo tần lai lao dịch mã
Tư công tức cảnh tặng tân thi.
Xem sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn hoa núi chiếu nghiên soi
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài.

Ông đã họa lại như sau:[7]

Thiết thạch nhất tâm phù chủng tộc
Giang sơn vạn lý thủ thành trì
Tri công quốc sự vô dư hạ
Thao bút nhưng thành thoái lỗ thi.
Sắt đá một lòng vì chủng tộc
Non sông muôn dặm giữ cơ đồ
Biết Người việc nước không hề rảnh
Vung bút thành thơ đuổi giặc thù.

Chú thíchsửa

  1. ^ “Bùi Bằng Đoàn – Người trí thức đồng hành cùng dân tộc”. Truy cập 26 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ “Hệ thống thông tin VBQPPL”. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ Những chí sĩ tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Thượng thư Bùi Bằng Đoàn một lòng vì dân tộc[liên kết hỏng]
  4. ^ “Sắc lệnh 80 cử Bùi Bằng Đoàn Cù Huy Cận Ban thanh tra đặc biệt”. Truy cập 29 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ “Diễn văn của cụ Phạm Bá Trực, Phó Trưởng Ban Thường trực Quốc hội tại Hội nghị Ban Thường trực Quốc hội ngày 6-2-1950”.
  6. ^ Cảnh Nguyên, Hồ Văn Sơn (tuyển chọn và biên soạn). Thơ Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nghệ An. Vinh.2005. trang 238-239
  7. ^ Cảnh Nguyên, Hồ Văn Sơn (tuyển chọn và biên soạn). Thơ Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nghệ An. Vinh.2005. trang 240-241

Liên kết ngoàisửa

Tiền nhiệm:
Nguyễn Văn Tố
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
1946-1955
Kế nhiệm:
Tôn Đức Thắng
🔥 Top keywords: 2112: Doraemon ra đời300 (phim)Anh hùng xạ điêu (phim truyền hình 2003)Bùng phát virus Zika 2015–2016Chuyên gia trang điểmCristiano RonaldoCá đuối quỷDanh sách Tổng thống Hoa KỳDanh sách câu thần chú trong Harry PotterDanh sách tài khoản Instagram có nhiều lượt theo dõi nhấtGiải Oscar cho phim ngắn hay nhấtHoan Ngu Ảnh ThịHầu tướcHọc thuyết tế bàoJason Miller (communications strategist)Lễ hội Chọi trâu Đồ SơnLộc Đỉnh ký (phim 1998)Natapohn TameeruksNinh (họ)Phim truyền hình Đài LoanRobloxThanh thiếu niênThần tượng teenThổ thần tập sựTrang ChínhTập hợp rỗngTỉnh của Thổ Nhĩ KỳVõ Thần Triệu Tử LongXXX (loạt phim)Âu Dương Chấn HoaĐào Trọng ThiĐại học Công giáo ParisĐệ Tứ Cộng hòa PhápĐổng Tiểu UyểnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhPhilippe TroussierĐặc biệt:Tìm kiếmBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAVõ Văn ThưởngChiến dịch Điện Biên PhủĐài Truyền hình Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamAdolf HitlerChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPark Hang-seoViệt NamGoogle DịchĐế quốc AkkadCleopatra VIINhà HánTrạm cứu hộ trái timHồ Chí MinhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandYouTubeLionel MessiFacebookGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Phạm Minh ChínhĐức quốc xãTô LâmNguyễn Phú TrọngGiải bóng đá Ngoại hạng AnhVương Đình HuệNguyễn Quang Hải (sinh 1997)Võ Nguyên GiápJustin BieberHoa KỳLiên XôVõ Thị Ánh XuânMai HoàngDNADừaVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁVirginiaMai Tiến Dũng (chính khách)VirusThụy SĩẤm lên toàn cầuVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcLê Thánh TôngTikTokPhim khiêu dâmLịch sử Việt NamLễ Phục SinhNhà TốngVịnh Hạ LongChristian de CastriesBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamRomelu LukakuFC BarcelonaI'll-ItHà NộiThành phố Hồ Chí MinhLiên đoàn bóng đá Việt NamVelizar PopovChiến tranh thế giới thứ haiVõ Thị SáuAreumĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhThể loại:Lỗi CS1: tham số thừaHà LanGoogleÚcMinh MạngMai (phim)UkrainaTrung QuốcGiải vô địch bóng đá thế giới 2018Chủ nghĩa tư bảnYTrần Hưng ĐạoPhan Văn GiangBỉPhápĐặc biệt:Thay đổi gần đâyDanh sách Chủ tịch nước Việt NamKim Ji-won (diễn viên)Quần đảo Hoàng SaDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtKylian MbappéTrương Thị MaiNguyễn DuBạo lực học đườngBộ Công an (Việt Nam)Nguyễn TrãiNguyễn Văn NênCubaThủ dâmVụ sai phạm tại Tập đoàn Phúc SơnĐội tuyển bóng đá quốc gia ĐứcĐế quốc BrasilHoàng Thị Thúy Lan